Skip to end of metadata
Go to start of metadata

You are viewing an old version of this page. View the current version.

Compare with Current View Page History

« Previous Version 4 Next »

(tick) Định nghĩa: là mô hình năng lực trưởng thành tích hợp, cung cấp 1 định nghĩa rõ ràng về nhữn hành động cần được doanh nghiệp xúc tiến để nâng cao năng suất hoạt động

  • Nó là: Mô hình hoạt động/Mô hình quy trình → Đưa ra “những gì cần làm”

  • Giúp trả lời các câu hỏi:

    • Có gì vượt trội?

    • Có đang phát triển không?

    • Quy trình được vận hành tốt?

    • Việc thay đổi quy trình là hữu hiệu?

    • Sản phẩm tốt hơn không?

  • Các loại CMMi:

    • CMMI - Dev: CMMI cho sự phát triển

    • CMMI - SV: CMMI cho các ngành dịch vụ

    • CMMI - ACQ: CMMI cho các ngành thu mua

=> CMMI (Capability Maturity Model Integration) là chuẩn quốc tế đánh giá về mức độ thuần thục trong quy trình sản xuất phần mềm do Viện Công nghệ phần mềm Mỹ phát triển. Đây là chuẩn đang được áp dụng rất rộng rãi trên thế giới. 

Việc sở hữu chứng chỉ quốc tế CMMI sẽ giúp doanh nghiệp phần mềm chuẩn hoá quy trình sản xuất, quản lý chất lượng và nâng cao uy tín các sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế

(tick) Các mô hình CMMI

  • System Engineering - SE (Kỹ thuật hệ thống)

    • Mô hình phù hợp với các doanh nghiệp muốn tập trung vào: Tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của Khách hàng

  • Software Engineering - SW (Kỹ thuật phần mềm)

    • Mô hình phù hợp với các doanh nghiệp muốn tập trung áp dụng các phương pháp tiếp cận có hệ thống, kỷ luật

  • Intergrated Product and Process Development - IPPD (Tích hợp sản phẩm và phát triển quy trình)

    • Là một cách tiếp cận có hệ thống để đáp ứng nhu cầu, mong đợi, các yêu cầu của KH tốt hơn; thường sẽ được tích hợp với các mô hình khác của doanh nghiệp

  • Supplier Sourcing - SS (Liên kết với nhà cung cấp)

    • Phương pháp thuê NCC khác để thực hiện hoặc điều chỉnh một số chức năng; sẽ được tích hợp với 1 mô hình khác

(tick) Cấu trúc CMMI

Maturity Level (Mức độ trưởng thành)


Là một tính năng được áp dụng từ mô hình Software CMM, dùng để định nghĩa ra các cấp độ trưởng thành của quy trình từ đó đưa ra các process area tương ứng

  • ML1- Initial

    • Mọi tổ chức/cá nhân làm về phần mềm đều đạt được level này

    • CMMi đã được thực hiện nhưng chưa có chính sách rõ ràng, chưa đào tạo bài bản, chưa đo kiểm, xem xét một cách có hệ thống

  • ML2 - Managed

    • Đã có quy trình quản lý yêu cầu, quản lý tiến độ, quản lý sản phẩm và dịch vụ

    • Đã có các mốc cho từng trạng thái của sản phẩm, các mốc bàn giao sản phẩm, dịch vụ

    • Đã thiết lập và xem xét những ràng buộc giữa các bên liên quan

    • Sản phẩm được xem xét bởi tất cả các bên liên quan và phải được kiểm soát

    • Sản phẩm hoặc dịch vụ, kết quả của quá trình phải triển phải thỏa mãn được yêu cầu, tiêu chuẩn...

    • Quản lý chặt chẽ các yêu cầu, quy trình, sản phẩm và dịch vụ. Cần tuân thủ các KPAs/PA (Key Process Area, Process Area) sau:

      • Requirement Management (Lấy và quản lý yêu cầu Khách hàng)

      • Software Project Planning (Lập kế hoạch cho dự án)

      • Software Project Tracking (Theo dõi tiến độ và kiểm tra dự án)

      • Software SubContract Managent (Quản lý hợp đồng phụ)

      • Software Quality Assurance (Đảm bảo chất lượng sản phẩm)

      • Software Configuration Management (Quản trị cấu hình sản phẩm=> đúng yêu cầu của khách hàng không)

    • Thực hiện lặp đi lặp lại trên tất cả các dự án phần mềm

  • ML3 - Defined

    • Là ML2, có thêm các quy trình:

      • Phát triển yêu cầu

      • Giải pháp kỹ thuật

      • Tích hợp hệ thống

      • Kiểm định

      • Phê duyệt

      • Quản lý rủi ro

      • Phân tích quyết định

    • Tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục trong dự án được biến đỏi để phù hợp với quy trình tiêu chuẩn của mỗi dự án đặc thù hoặc cho mỗi phần của tổ chức

    • Các quy trình được định nghĩa chi tiết và khắt khe hơn so với level 2

    • Quy trình được quản lý một cách chủ động hơn

    • Các dự án hoạt động khá giống nhau, đồng đểu theo quy trình chuẩn

    • Quy trình được mô tả rõ ràng trong các tiêu chuân, thủ tục, công cụ và phương pháp làm việc => mỗi dự án sẽ phải tuân thủ theo 1 bộ quy trình tiêu chuẩn nhất định

      • Organization Process Focus (Tập trung vào Quy trình tổ chức)

      • Organization Process Definition (Định nghĩa quy trình trong tổ chức)

      • Training Program (Đào tạo)

      • Integrated Software Management (Tích hợp quản lý phần mềm)

      • Software Product Engineering (Phát triển sản phẩm)

      • Intergroup Coordination (Tích hợp các nhóm điều phối - Tích hợp các team)

      • Peer Reviews (Xét duyệt ngang hàng)

  • ML4 - Quantitively Managed

    • Mọi hoạt động quản lý hay thiết lập mục tiêu đều dựa trên số đo/dữ liệu thống kê cụ thể

    • Các quy trình con được chọn và xây dựng dựa trên việc thực hiện toàn bộ quá trình phát triển

    • Các mục tiêu định lượng cho chất lượng và quy trình được thiết lập và sử dụng như các tiêu chuẩn trong quản lý quy trình

    • Chất lượng và quy trình được thống kê và được quản lý trong suốt quá trình phát triển

    • Quá trình phát triển được kiểm soát bằng cách sử dụng các con số thống kê và các kỹ thuật định lượng --> Được quản lý một cách chủ động

    • Level 4 sẽ chú trọng vào người đứng đầu, chất lượng quy trình được định lượng và thống kê

      • Quantitative Process Management

      • Software Quality Management

  • Ml5 - Optimizing (Tối ưu)

    • Là cấp độ mà quá trình phân tích và giải quyết vấn đề được triển khai dựa trên những tiêu chuẩn được định tính ở cấp độ trước đó.

    • Quy trình tiếp tục được hoàn thiện dựa trên sự hiểu biết về các vấn đề chung khi thay đổi trong quy trình

    • Tập trung vào việc hoàn thiện quy trình về cả độ lớn và kỹ thuật

    • Các tiêu chuẩn hoàn thiện quy trình chất lượng cho tổ chức được thiết lập và xem xét để phản ánh những thay đổi trong business và được sử dụng như những tiêu chuẩn để quản lý quy trình

    • Qúa trình tối ưu hóa được thực hiện linh hoạt và thúc đẩy dựa trên giá trị kinh tế và tiêu chuẩn của tổ chức

    • Các hành động của tổ chức phải đáp ứng kịp thời với sự thay đổi bằng cách tìm ra con đường thay đổi và chia sẻ kiến thức. Hoàn thiện các quy trình để thúc đấy sự phát triển bên trong mỗi thành viên của tổ chức, từ đó thúc đẩy sự phát triển của tổ chức

    • Phân tích và thay đổi quy trình cho phù hợp hơn

      • Defect Prevention

      • Technology Change Management

      • Process Change Management

Generic Goals and Practices

  • Là những yếu tố mọi process area đều có, được dùng để hệ thống hóa mỗi quy trình

    • Ví dụ để hệ thống hóa một quy trình phát triển phần mềm, ta định nghĩa ra các quy trình trình như quản lý tiến độ, quản lý kế hoạch...

  • Ứng với mỗi goals là một tập các practices để đạt được goals đó.

    • Ví dụ: sau khi định nghĩa ra các goals là quản lý tiến độ, quản lý kế hoạch... ta phải định nghĩa ra các hành động để đảm bảo cho mục tiêu quản lý tiến độ, quản lý kế hoạch...

Common Feature


  • Là thuộc tính để chỉ ra việc thực hiện và thể chế hóa của 1 vùng quy trình là có hiệu quả (effective), có lặp lại, có bền vững (lasting)

Common Features

Define

Commitment to Perform: Cam kết thực hiện

Mô tả các hành động mà tổ chức cần thực hiện để đảm bảo quá trình được thiết lập và sẽ tồn tại lâu dài.

Thường liên quan đến việc thiết lập các quy chế của tổ chức

Ability to Perform: Khả năng biểu diễn

Mô tả điều kiện phải có trong dự án/tổ chức để thực hiện quy trình phần mềm một cách thành thạo

Thường liên quan đến nguồn lực, cấu trúc tổ chức và huấn luyện

Activities Performed: Các hoạt động đã thực hiện

Mô tả vai trò và các thủ tục để thực hiện 1 PA

Thường liên quan đến việc thiết lập:

  • Kế hoạch

  • Hiệu quả công việc

  • Theo dõi

  • Sửa chữa

Measurement and Analysis: Đo lường và phân tích

Mô tả sự cần thiết phải đo lường và phân tích quy trình

Thường bao gồm các ví dụ về phép đo được thực hiện để xác định trạng thái và hiệu quả của các hoạt động đã thực hiện

Verifying Implementation: Xác minh triển khai

Mô tả các bước để các hành động đã thực hiện tuân thủ với quy trình đã thiết lập

Xác minh thường bao gồm review và audits bởi QA và Quản lý

Các PAs (Vùng quy trình)

  • Là một tập các hoạt động được áp dụng trong một lĩnh vực của quy trình

  • Những hoạt động này được triển khai để đảm bảo hoàn thiện một lĩnh vực trong toàn bộ quy trình

  • Chi tiết các vùng quy trình xem tại đây:

Hướng dẫn phát triển CMMi 2.0


  • No labels