[CMMI] Tổng quan

Định nghĩa: là mô hình năng lực trưởng thành tích hợp, cung cấp 1 định nghĩa rõ ràng về nhữn hành động cần được doanh nghiệp xúc tiến để nâng cao năng suất hoạt động

  • Nó là: Mô hình hoạt động/Mô hình quy trình → Đưa ra “những gì cần làm”

  • Giúp trả lời các câu hỏi:

    • Có gì vượt trội?

    • Có đang phát triển không?

    • Quy trình được vận hành tốt?

    • Việc thay đổi quy trình là hữu hiệu?

    • Sản phẩm tốt hơn không?

  • Các loại CMMi:

    • CMMI - Dev: CMMI cho sự phát triển

    • CMMI - SV: CMMI cho các ngành dịch vụ

    • CMMI - ACQ: CMMI cho các ngành thu mua

Đến Ver 2.0 thì 3 loại CMMi trên đã được gộp lại thành một model đơn giản

=> CMMI (Capability Maturity Model Integration) là chuẩn quốc tế đánh giá về mức độ thuần thục trong quy trình sản xuất phần mềm do Viện Công nghệ phần mềm Mỹ phát triển. Đây là chuẩn đang được áp dụng rất rộng rãi trên thế giới. 

Việc sở hữu chứng chỉ quốc tế CMMI sẽ giúp doanh nghiệp phần mềm chuẩn hoá quy trình sản xuất, quản lý chất lượng và nâng cao uy tín các sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế

Các mô hình CMMI

  • System Engineering - SE (Kỹ thuật hệ thống)

    • Mô hình phù hợp với các doanh nghiệp muốn tập trung vào: Tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của Khách hàng

  • Software Engineering - SW (Kỹ thuật phần mềm)

    • Mô hình phù hợp với các doanh nghiệp muốn tập trung áp dụng các phương pháp tiếp cận có hệ thống, kỷ luật

  • Intergrated Product and Process Development - IPPD (Tích hợp sản phẩm và phát triển quy trình)

    • Là một cách tiếp cận có hệ thống để đáp ứng nhu cầu, mong đợi, các yêu cầu của KH tốt hơn; thường sẽ được tích hợp với các mô hình khác của doanh nghiệp

  • Supplier Sourcing - SS (Liên kết với nhà cung cấp)

    • Phương pháp thuê NCC khác để thực hiện hoặc điều chỉnh một số chức năng; sẽ được tích hợp với 1 mô hình khác

Các Version của CMMi

  • 1987 - 1997: CMM

  • 2002: CMMi Ver 1.1

  • 8/2006: CMMi Ver 1.2

  • 11/2010: CMMi Ver 1.3

  • 3/2018: CMMi 2.0

Lợi ích triển khai CMMi

Lợi ích CMMI

Đối với doanh nghiệp:

  • Nâng cao giá trị, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

  • Hạn chế rủi ro nhờ việc áp dụng chuẩn chung

Đối với người quản lý cấp cao:

  • Ra quyết định rõ ràng, dứt khoát trong việc quản lý và hoạt động cho các đối tượng kinh doanh.

  • Nắm rõ và quản lý toàn bộ thông tin về phạm vi và tầm nhìn của sản phẩm trong vòng đời phát triển phần mềm.

  • Nâng cao năng lực quản lý kế hoạch và ngân sách thực hiện.

  • Có thông tin sớm về rủi ro và vấn đề của dự án.

  • Có nhận thức đầy đủ hơn trong việc phân tích các vấn đề.

  • Giảm bớt những phàn nàn không hài lòng với hệ thống từ khách hàng.

Đối với người quản lý dự án:

  • Thêm sự hiểu biết về hệ thống, yêu cầu phần mềm và sự ảnh hưởng trên hệ thống.

  • Nắm rõ tiến độ thực hiện dự án.

  • Giảm việc chấp nhận yêu cầu thay đổi mà không có đầy đủ phân tích thiết kế.

  • Giảm bớt các lý do về phương pháp thực hiện.

Đối với người thực hiện:

  • Hiểu được ai là người quan trọng và chia sẻ các thông tin, phạm vi, yêu cầu của dự án.

  • Chuyển từ “không cần đồng ý” đến việc “Sắp xếp dựa trên các tác động”.

  • Quản lý rủi ro

  • Rèn luyện kỹ năng phát triển phần mềm theo chuẩn quốc tế.

  • Chuyển từ “giao tiếp là bước thường lệ trong quy trình” sang “giao tiếp là cần thiết để giữ cho quy trình hoạt động”.