[CMMI] CMMi version 1.2

  • Các Version 1.2, 1.3: sử dụng khái niệm PA là: Process Area - Vùng quy trình

Cấu trúc


Stage

  • Các thành phần được xếp theo chiều dọc. Lựa chọn 1 số PA xác định để thực hiện lộ trình cải tiến của tổ chức

  • Khi thực hiện theo hướng tiếp cận này thì sẽ áp dụng các PA phải theo ML (Mức độ trưởng thành) để đánh giá các quy trình. Kết quả của phần trước là nền tảng của phần sau

Continuous

  • Cho phép chọn 1 PA cụ thể và thực hiện cải tiến quy trình

  • Khi thực hiện theo hướng tiếp cận này thì dựa vào CL (mức độ năng lực) để mô tả, đánh giá sự cải tiến của Quy trình

So sánh 2 hướng tiếp cận

Staged Representation

Continuous Representation

Staged Representation

Continuous Representation

PAs được tổ chức theo mức độ trưởng thành (ML)

PAs được tổ chức theo các danh mục PAs

Sự cải tiến được đo bằng Mức độ tăng trường (ML)

Sự cải tiến được đo bằng CL (Mức độ năng lực)

Chỉ có 1 kiểu Specific practice.

Có 2 loại Specific practices với cả Specific và Generic Goals

  • Base

  • Advance

Common feature được áp dụng cho Specific Practice

CL được áp dụng cho Specific Practice

Chỉ đến Level 2, 3 thì Generic Specific mới được khai báo

Tất cả Generic Specific được khai báo trong từng PA

Maturity Level (Mức độ trưởng thành)


Là một tính năng được áp dụng từ mô hình Software CMM, dùng để định nghĩa ra các cấp độ trưởng thành của quy trình từ đó đưa ra các process area tương ứng

  • ML1- Initial (Khởi đầu)

    • Mọi tổ chức/cá nhân làm về phần mềm đều đạt được level này

    • CMMi đã được thực hiện nhưng chưa có chính sách rõ ràng, chưa đào tạo bài bản, chưa đo kiểm, xem xét một cách có hệ thống

  • ML2 - Managed

    • Đã có quy trình quản lý yêu cầu, quản lý tiến độ, quản lý sản phẩm và dịch vụ

    • Đã có các mốc cho từng trạng thái của sản phẩm, các mốc bàn giao sản phẩm, dịch vụ

    • Đã thiết lập và xem xét những ràng buộc giữa các bên liên quan

    • Sản phẩm được xem xét bởi tất cả các bên liên quan và phải được kiểm soát

    • Sản phẩm hoặc dịch vụ, kết quả của quá trình phải triển phải thỏa mãn được yêu cầu, tiêu chuẩn...

    • Quản lý chặt chẽ các yêu cầu, quy trình, sản phẩm và dịch vụ. Cần tuân thủ các KPAs/PA (Key Process Area, Process Area) sau:

      • Requirement Management (Lấy và quản lý yêu cầu Khách hàng)

      • Software Project Planning (Lập kế hoạch cho dự án)

      • Software Project Tracking (Theo dõi tiến độ và kiểm tra dự án)

      • Software SubContract Managent (Quản lý hợp đồng phụ)

      • Software Quality Assurance (Đảm bảo chất lượng sản phẩm)

      • Software Configuration Management (Quản trị cấu hình sản phẩm=> đúng yêu cầu của khách hàng không)

    • Thực hiện lặp đi lặp lại trên tất cả các dự án phần mềm

  • ML3 - Defined (Định nghĩa)

    • Là ML2, có thêm các quy trình:

      • Phát triển yêu cầu

      • Giải pháp kỹ thuật

      • Tích hợp hệ thống

      • Kiểm định

      • Phê duyệt

      • Quản lý rủi ro

      • Phân tích quyết định

    • Tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục trong dự án được biến đỏi để phù hợp với quy trình tiêu chuẩn của mỗi dự án đặc thù hoặc cho mỗi phần của tổ chức

    • Các quy trình được định nghĩa chi tiết và khắt khe hơn so với level 2

    • Quy trình được quản lý một cách chủ động hơn

    • Các dự án hoạt động khá giống nhau, đồng đểu theo quy trình chuẩn

    • Quy trình được mô tả rõ ràng trong các tiêu chuân, thủ tục, công cụ và phương pháp làm việc => mỗi dự án sẽ phải tuân thủ theo 1 bộ quy trình tiêu chuẩn nhất định

      • Organization Process Focus (Tập trung vào Quy trình tổ chức)

      • Organization Process Definition (Định nghĩa quy trình trong tổ chức)

      • Training Program (Đào tạo)

      • Integrated Software Management (Tích hợp quản lý phần mềm)

      • Software Product Engineering (Phát triển sản phẩm)

      • Intergroup Coordination (Tích hợp các nhóm điều phối - Tích hợp các team)

      • Peer Reviews (Xét duyệt ngang hàng)

  • ML4 - Quantitatively Managed

    • Mọi hoạt động quản lý hay thiết lập mục tiêu đều dựa trên số đo/dữ liệu thống kê cụ thể

    • Các quy trình con được chọn và xây dựng dựa trên việc thực hiện toàn bộ quá trình phát triển

    • Các mục tiêu định lượng cho chất lượng và quy trình được thiết lập và sử dụng như các tiêu chuẩn trong quản lý quy trình

    • Chất lượng và quy trình được thống kê và được quản lý trong suốt quá trình phát triển

    • Quá trình phát triển được kiểm soát bằng cách sử dụng các con số thống kê và các kỹ thuật định lượng --> Được quản lý một cách chủ động

    • Level 4 sẽ chú trọng vào người đứng đầu, chất lượng quy trình được định lượng và thống kê

      • Quantitative Process Management

      • Software Quality Management

  • Ml5 - Optimizing (Tối ưu)

    • Là cấp độ mà quá trình phân tích và giải quyết vấn đề được triển khai dựa trên những tiêu chuẩn được định tính ở cấp độ trước đó.

    • Quy trình tiếp tục được hoàn thiện dựa trên sự hiểu biết về các vấn đề chung khi thay đổi trong quy trình

    • Tập trung vào việc hoàn thiện quy trình về cả độ lớn và kỹ thuật

    • Các tiêu chuẩn hoàn thiện quy trình chất lượng cho tổ chức được thiết lập và xem xét để phản ánh những thay đổi trong business và được sử dụng như những tiêu chuẩn để quản lý quy trình

    • Qúa trình tối ưu hóa được thực hiện linh hoạt và thúc đẩy dựa trên giá trị kinh tế và tiêu chuẩn của tổ chức

    • Các hành động của tổ chức phải đáp ứng kịp thời với sự thay đổi bằng cách tìm ra con đường thay đổi và chia sẻ kiến thức. Hoàn thiện các quy trình để thúc đấy sự phát triển bên trong mỗi thành viên của tổ chức, từ đó thúc đẩy sự phát triển của tổ chức

    • Phân tích và thay đổi quy trình cho phù hợp hơn

      • Defect Prevention

      • Technology Change Management

      • Process Change Management

Generic Goals and Practices

  • Là những yếu tố mọi process area đều có, được dùng để hệ thống hóa mỗi quy trình

    • Ví dụ để hệ thống hóa một quy trình phát triển phần mềm, ta định nghĩa ra các quy trình trình như quản lý tiến độ, quản lý kế hoạch...

  • Ứng với mỗi goals là một tập các practices để đạt được goals đó.

    • Ví dụ: sau khi định nghĩa ra các goals là quản lý tiến độ, quản lý kế hoạch... ta phải định nghĩa ra các hành động để đảm bảo cho mục tiêu quản lý tiến độ, quản lý kế hoạch...

Common Feature


  • Là thuộc tính để chỉ ra việc thực hiện và thể chế hóa của 1 vùng quy trình là có hiệu quả (effective), có lặp lại, có bền vững (lasting)

Common Features

Define

Common Features

Define

Commitment to Perform: Cam kết thực hiện

Mô tả các hành động mà tổ chức cần thực hiện để đảm bảo quá trình được thiết lập và sẽ tồn tại lâu dài.

Thường liên quan đến việc thiết lập các quy chế của tổ chức

Ability to Perform: Khả năng biểu diễn

Mô tả điều kiện phải có trong dự án/tổ chức để thực hiện quy trình phần mềm một cách thành thạo

Thường liên quan đến nguồn lực, cấu trúc tổ chức và huấn luyện

Activities Performed: Các hoạt động đã thực hiện

Mô tả vai trò và các thủ tục để thực hiện 1 PA

Thường liên quan đến việc thiết lập:

  • Kế hoạch

  • Hiệu quả công việc

  • Theo dõi

  • Sửa chữa

Measurement and Analysis: Đo lường và phân tích

Mô tả sự cần thiết phải đo lường và phân tích quy trình

Thường bao gồm các ví dụ về phép đo được thực hiện để xác định trạng thái và hiệu quả của các hoạt động đã thực hiện

Verifying Implementation: Xác minh triển khai

Mô tả các bước để các hành động đã thực hiện tuân thủ với quy trình đã thiết lập

Xác minh thường bao gồm review và audits bởi QA và Quản lý

Các PAs - Process Areas (Vùng quy trình)


  • Là một tập các hoạt động được áp dụng trong một lĩnh vực của quy trình

  • Những hoạt động này được triển khai để đảm bảo hoàn thiện một lĩnh vực trong toàn bộ quy trình

Version này đưa ra: 22 quy trình với 4 nhóm danh mục:

  • Engineering

  • Project Management

  • Process Management

  • Support

Initials

Process Area

ML

PAs Category

SG - SP

Mô tả khác

Initials

Process Area

ML

PAs Category

SG - SP

Mô tả khác

1

REQM

Requirements Management

2

Engineering

SG1: Manage Requirements - Quản lý yêu cầu

  • SP 1.1 Obtain an Understanding of Requirements - Thu được sự hiểu biết về yêu cầu

  • SP 1.2 Obtain Commitment to Requirements - Đạt được cam kết các yêu cầu

  • SP 1.3 Manage Requirements Changes: Quản lý các thay đổi yêu cầu

  • SP 1.4 Maintain Bidirectional Traceability of Requirements - Duy trì khả năng truy xuất hai chiều của các yêu cầu

  • SP 1.5 Identify Inconsistencies between Project Work and Requirements - Xác định sự không nhất quán giữa dự án công việc và yêu cầu

Quản lý yêu cầu

  • Thu thập, khơi gợi yêu cầu

  • Tài liệu hóa, truy xuất, sắp xếp tuân theo thứ tự ưu tiên; thay đổi và cập nhật yêu cầu mới

2

PP

Project Planning

2

Project Management

SG 1 Establish Estimates: Thiết lập các ước tính

  • SP 1.1 Estimate the Scope of the Project - Ước tính phạm vi dự án

  • SP 1.2 Establish Estimates of Work Product and Task Attributes - Ước tính sản phẩm làm việc, các nhiệm vụ

  • SP 1.3 Define Project Life Cycle - Định nghĩa vòng đời của dự án

  • SP 1.4 Determine Estimates of Effort and Cost - Xác định ước lượng về thời gian và chi phí

SG 2 Develop a Project Plan - Phát triển kế hoạch dự án

  • SP 2.1 Establish the Budget and Schedule - Ước lượng ngân sách và lịch trình

  • SP 2.2 Identify Project Risks - Định nghĩa các rủi ro của dự án

  • SP 2.3 Plan for Data Management - Kế hoạch quản lý dữ liệu

  • SP 2.4 Plan for Project Resources - Kế hoạch quản lý nguồn lực dự án

  • SP 2.5 Plan for Needed Knowledge and Skills - Kế hoạch cho Kiến thức và kỹ năng cần thiết

  • SP 2.6 Plan Stakeholder Involvement - Kế hoạch tham gia của các bên liên quan

  • SP 2.7 Establish the Project Plan - Lập kế hoạch dự án

SG 3 Obtain Commitment to the Plan - Có được cam kết với kế hoạch

  • SP 3.1 Review Plans that Affect the Project - Xem lại các kế hoạch có ảnh hưởng đến dự án

    • SP 3.2 Reconcile Work and Resource Levels - Đối chiếu công việc và nguồn lực

    • SP 3.3 Obtain Plan Commitment - Đạt được cam kết kế hoạch (tuân theo đúng kế hoạch đề ra???)

Lập kế hoạch dự án

  • Mô tả cách thức dự án sẽ được thực hiện, kiểm soát và giám sát

  • Bao gồm các kế hoạch về:

    • Kế hoạch quản lý phạm vi

    • Kế hoạch quản lý yêu cầu

    • Kế hoạch quản lý tiến độ

    • Kế hoạch quản lý chi phí

    • Kế hoạch quản lý chất lượng

    • Kế hoạch quản lý nguồn lực

    • Kế hoạch quản lý rủi ro

    • Kế hoạch tham gia của các bên liên quan

    • Kế hoạch quản lý các thay đổi

    • Kế hoạch quản lý cấu hình

    • Kế hoạch quản lý mua hàng (mua sắm, đấu thầu)

    • Phạm vi cơ sở

    • Tiến độ cơ sở

    • Chi phí cơ sở

    • Cơ sở đo lường hiệu suất

    • Mô tả vòng đời dự án

    • Cách tiếp cận phát triển

    • Đánh giá quản lý

3

PMC

Project Monitoring and Control

2

Project Management

SG 1 Monitor Project Against Plan - Theo dõi dự án so với kế hoạch

  • SP 1.1 Monitor Project Planning Parameters - Theo dõi thông số lập kế hoạch dự án

  • SP 1.2 Monitor Commitments - Theo dõi các cam kết

  • SP 1.3 Monitor Project Risks - Theo dõi các rủi ro của dự án

  • SP 1.4 Monitor Data Management - Theo dõi việc quản lý dữ liệu

  • SP 1.5 Monitor Stakeholder Involvement - Theo dõi sự tham gia của các bên liên quan

  • SP 1.6 Conduct Progress Reviews - Tiến hành review quy trình

  • SP 1.7 Conduct Milestone Reviews - Tiến hành review các cột mốc

SG 2 Manage Corrective Action to Closure - Quản lý các hành động sửa chữa

  • SP 2.1 Analyze Issues - Phân tích vấn đề

  • SP 2.2 Take Corrective Action - Thực hiện hành động sửa chữa

  • SP 2.3 Manage Corrective Action - Quản lý việc thực hiện hành động sửa chữa

Theo dõi và gián sát dự án

Là quá trình tìm kiếm chứng cứ, phân tích và điều chỉnh quá trình thực hiện để đạt được mục tiêu của dự án.

  • Cung cấp thông tin về tiến độ thực hiện

  • Giúp nắm được thông tin để thực hiện các hành động khắc phục khi kết quả dự án không đúng theo kế hoạch

Các hoạt động theo dõi và giám sát:

  • So sánh kết quả với Kế hoạch

  • Đánh giá kết quả thực hiện và phân tích sự chênh lệch với kế hoạch → Đề xuất các biện pháp điều chỉnh, phòng ngừa (nếu cần)

  • Xác định rủi ro, phân tích, thu thập và theo dõi các biện pháp giải quyết rủi ro

  • Duy trì CSDL chính xác và cập nhật về các sản phẩm đầu ra của dự án, các tài liệu liên quan trong suốt quá trình thực hiện đến khi hoàn thành

  • Cung cấp các thông tin để hỗ trợ cho việc lập báo cáo về tình hình thực hiện, đo lường và dự báo tình hình thực hiện

  • Theo dõi, thu thập thông tin về kết quả thực hiện các điều chỉnh dự án

4

SAM

Supplier Agreement Management

2

Project Management

SG 1 Establish Supplier AgreementsM - Thiết lập các điều khoản/thỏa thuận với Nhà cung cấp

  • SP 1.1 Determine Acquisition Type - Xác định loại chuyển đổi

  • SP 1.2 Select Suppliers - Chọn nhà cung cấp

  • SP 1.3 Establish Supplier Agreements - Thiết lập các điều khoản/thỏa thuận với Nhà cung cấp

SG 2 Satisfy Supplier Agreements - Thỏa mãn các điều khoản của nhà cung cấp

  • SP 2.1 Execute the Supplier Agreement - Thực thi các điều khoản

  • SP 2.2 Monitor Selected Supplier Processes - Theo dõi các quy trình của NCC đã chọn

  • SP 2.3 Evaluate Selected Supplier Work Products - Đánh giá sản phẩm của NCC

  • SP 2.4 Accept the Acquired Product - Chấp nhận sản phẩm đã mua

  • SP 2.5 Transition Products - Chuyển tiếp sản phẩm

Quản lý thầu phụ/ Quản lý việc thuê ngoài

  • Quản lý việc mua lại sản phẩm từ nhà cung cấp khi đã có 1 thỏa thuận chính thức (Hợp đồng)

  • Quản lý việc thuê ngoài với hình thức chuyển một phần hoặc toàn bộ chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp ra gia công bên ngoài.

5

MA

Measurement & Analysis

2

Support

SG 1 Align Measurement and Analysis Activities - Điều chỉnh các hoạt động Đo lường và phân tích

  • SP 1.1 Establish Measurement Objectives - Thiết lập các mục tiêu đo lường

  • SP 1.2 Specify Measures - Chỉ định các biện pháp

  • SP 1.3 Specify Data Collection and Storage Procedures - Chỉ định các thủ tục thu thập và lưu trữ dữ liệu

  • SP 1.4 Specify Analysis Procedures - Chỉ định các thủ tục Phân tích

SG 2 Provide Measurement Results - Cung cấp kết quả đo lường

  • SP 2.1 Collect Measurement Data - Thu thập dữ liệu đo lường

  • SP 2.2 Analyze Measurement Data - Phân tích dữ liệu đo lường

  • SP 2.3 Store Data and Results - Lưu trữ dữ liệu và kết quả

  • SP 2.4 Communicate Results - Thông báo kết quả

Đo lường và Phân tích

  • Xác định 1 giá trị cụ thể. Đo lường xác định giá trị thực của đại lượng cần đo.

  • Giá trị đầu ra của việc đo lường là đầu vào của quá trình đánh giá và phân tích.

  • Đo lường và phân tích để phát tiển và duy trì 1 khả năng đo lường dùng để hỗ trợ các yêu cầu quản lý thông tin

6

PPQA

Process & Product QA

2

Support

SG 1 Objectively Evaluate Processes and Work Products - Đánh giá khách quan về Quy trình và Công việc sản xuất

  • SP 1.1 Objectively Evaluate Processes - Đánh giá khách quan về Quy trình

  • SP 1.2 Objectively Evaluate Work Products and Services - Đánh giá khách quan về công việc sản xuất và dịch vụ

SG 2 Provide Objective Insight - Cung cấp cái nhìn khách quan

  • SP 2.1 Communicate and Ensure Resolution of Noncompliance Issues - Thông báo và Đảm bảo giải quyết các vấn đề về sự không tuân thủ đúng quy trình

  • SP 2.2 Establish Records - Thiết lập hồ sơ

Quản lý chất lượng quy trình và Sản phẩm

Quy trình cung cấp cho nhân viên và quản lý cái nhìn sâu sắc về quy trình và các sản phẩm liên quan

  • Quản lý quy trình (PQA): Đảm bảo chất lượng quy trình làm việc, quy trình sản xuất phần mềm

    • Lập kế hoạch, xây dựng hệ thống quy trình thực hiện sản xuất phần mềm theo dự án

    • Đưa ra biểu mẫu, tài liệu, hướng dẫn thực hiện để đảm bảo chất lượng cho tất cả các bộ phận

    • Theo dõi, giám sát, kiểm tra từng bộ phận, từng dự án có đúng quy trình đã đề ra hay không

    • Thực hiện kiểm duyệt lần cuối (Final inspection) đối với những sản phẩm bàn giao cho khách hàng để đảm bảo chất lượng đúng như cam kết

    • Thu nhận và theo dõi các ý kiến phản hồi khách hàng

    • Thực hiện việc đo đạc và phân tích số liệu để đánh giá chất lượng sản phẩm

=> Đưa ra nhận định, ý kiến, đề xuất để có phương pháp cải tiến các quy trình tốt hơn

7

CM

Configuration Management

2

Support

SG 1 Establish Baselines - Thiết lập đường cơ sở

  • SP 1.1 Identify Configuration Items - Xác định các mục cấu hình

  • SP 1.2 Establish a Configuration Management System - Thiết lập 1 hệ thống quản lý cấu hình

  • SP 1.3 Create or Release Baselines - Tạo hoặc phát hành đường cơ sở

SG 2 Track and Control Changes - Theo dõi và kiểm soát sự thay đổi

  • SP 2.1 Track Change Requests - Theo dõi các yêu cầu thay đổi

    • SP 2.2 Control Configuration Items - Kiểm soát các mục cấu hình

SG 3 Establish Integrity - Thiết lập tính toàn vẹn

  • SP 3.1 Establish Configuration Management Records - Thiết lập hồ sơ Quản lý cấu hình

    • SP 3.2 Perform Configuration Audits - Thực hiện kiểm tra cấu hình

Quản lý cấu hình

  • Quản lý cấu hình là quản lý và kiểm soát bất kỳ thay đổi nào được thực hiện đối với chức năng phần mềm.

  • Nhằm thiết lập và đảm bảo tín toàn vẹn của các sản phẩm trung gian cũng như các sản phẩm sau cùng của một dự án phần mềm, xuyên suốt chu kỳ sống của dự án đó

  • Bao gồm các công việc về nhận dạng, tổ chức, và quản lý các thay đổi đối với những sản phẩm đang được xây dựng bởi một nhóm lập trình viên, từ các sản phẩm trung gian đến sản phẩm sau cùng

 

8

RD

Requirements Development

3

Engineering

SG 1 Develop Customer Requirements - Phát triển yêu cầu khách hàng

  • SP 1.1 Elicit Needs - Gợi ra nhu cầu

  • SP 1.2 Develop the Customer Requirements - Phát triển yêu cầu khách hàng

SG 2 Develop Product Requirements - Phát triển yêu cầu sản phẩm

  • SP 2.1 Establish Product and Product-Component Requirements - Thiết lập các yêu cầu về sản phẩm, thành phần sản phẩm

  • SP 2.2 Allocate Product-Component Requirements - Phân bổ các yêu cầu sản phẩm

  • SP 2.3 Identify Interface Requirements - Xác định các yêu cầu về Giao diện

SG 3 Analyze and Validate Requirements - Phân tích và xác nhận các yêu cầu

  • SP 3.1 Establish Operational Concepts and Scenarios - Thiết lập các khái niệm hoạt động và kịch bản

  • SP 3.2 Establish a Definition of Required Functionality - Thiết lập các yêu cầu chức năng

  • SP 3.3 Analyze Requirements - Phân tích yêu cầu

  • SP 3.4 Analyze Requirements to Achieve Balance - Phân tích các yêu cầu để đạt được sự cân bằng

  • SP 3.5 Validate Requirements - Xác nhận các yêu cầu

Phát triển yêu cầu

  • Xây dựng và phân tích Khách hàng, Sản phẩm, các yêu cầu sản phẩm thành phần

=> Phát triển các yêu cầu, phân tích yêu cầu, xác nhận yêu cầu => Tài liệu đặc tả yêu cầu chức năng

 

9

TS

Technical Solution

3

Engineering

SG 1 Select Product-Component Solutions - Chọn giải pháp

  • SP 1.1 Develop Alternative Solutions and Selection Criteria - Phát triển giải pháp thay thế và tiêu chí lựa chọn

  • SP 1.2 Select Product Component Solutions - Chọn giải pháp

SG 2 Develop the Design - Phát triển thiết kế

  • SP 2.1 Design the Product or Product Component - Thiết kế sản phẩm, thành phần sản phẩm

  • SP 2.2 Establish a Technical Data Package - Thiết lập 1 gói dữ liệu kỹ thuật

  • SP 2.3 Design Interfaces Using Criteria - Thiết kế giao diện

  • SP 2.4 Perform Make, Buy, or Reuse Analysis - Thực hiện phân tích Tạo, Mua hoặc tái sử dụng

SG 3 Implement the Product Design - Thực hiện thiết kế sản phẩm

  • SP 3.1 Implement the Design - Thực hiện thiết kế

  • SP 3.2 Develop Product Support Documentation - Phát triển tài liệu hỗ trợ

Giải pháp kỹ thuật

  • Dùng giải pháp kỹ thuật để xử lý các yêu cầu, bài toán mà KH đặt ra, thường tập trùng trên các tính năng lớn

  • Thiết kế, phát triển và thực hiện các giải pháp cho các yêu cầu

  • Các giải pháp, thiết kế và sự thực hiên bao gồm sản phẩm, thành phần sản phẩm và các sản phẩm liên quan đến vòng đời của 1 hoặc nhiều quy trình

10

PI

Product Integration

3

Engineering

SG 1 Prepare for Product Integration - Chuẩn bị tích hợp sản phẩm

  • SP 1.1 Determine Integration Sequence - Xác định quy trình tích hợp

  • SP 1.2 Establish the Product Integration Environment - Thiết lập môi trường tích hợp

  • SP 1.3 Establish Product Integration Procedures and Criteria - Thiết lập các thủ tục, tiêu chí tích hợp sản phẩm

SG 2 Ensure Interface Compatibility - Đảm bảo khả năng tương thích của giao diện

  • SP 2.1 Review Interface Descriptions for Completeness - Review mô tả giao diện để hoàn chỉnh

  • SP 2.2 Manage Interfaces - Quản lý các giao diện

SG 3 Assemble Product Components and Deliver the Product - Tích hợp các thành phần và chuyển giao sản phẩm

  • SP 3.1 Confirm Readiness of Product Components for Integration - xác nhận sự sẵn sàng của các thành phần để tích hợp

  • SP 3.2 Assemble Product Components - Tích hợp các thành phần

  • SP 3.3 Evaluate Assembled Product Components - Đánh giá các thành phần đã tích hợp

  • SP 3.4 Package and Deliver the Product or Product Component - Đóng gói và chuyển giao sản phẩm

Tích hợp sản phẩm

  • Tích hợp các thành phần của sản phẩm, đảm bảo sản phẩm hoạt động đúng sau khi tích hợp

11

VER

Verification

3

Engineering

SG 1 Prepare for Verification - Chuẩn bị kiểm tra

  • SP 1.1 Select Work Products for Verification: Chọn công việc sản xuất để kiểm tra

  • SP 1.2 Establish the Verification Environment: Thiết lập môi trường kiểm tra

  • SP 1.3 Establish Verification Procedures and Criteria - Thiết lập các thủ tục và tiêu chí kiểm tra

SG 2 Perform Peer Reviews - Thực hiện review ngang hàng

  • SP 2.1 Prepare for Peer Reviews - Chuẩn bị review ngang hàng

  • SP 2.2 Conduct Peer Reviews - Tiến hành review ngang hàng

  • SP 2.3 Analyze Peer Review Data - Phân tích dữ liệu review ngang hàng

SG 3 Verify Selected Work Products - kiểm tra công việc sản xuất được chọn

  • SP 3.1 Perform Verification - Thực hiện kiểm tra

    • SP 3.2 Analyze Verification Results - Phân tích kết quả kiểm tra

Kiểm tra/Tra soát

  • Đảm bảo các công việc sản xuất đúng với các yêu cầu đã chỉ định

12

VAL

Validation

3

Engineering

SG 1 Prepare for Validation - Chuẩn bị thẩm định

  • SP 1.1 Select Products for Validation - Chọn sản phẩm để thẩm định

  • SP 1.2 Establish the Validation Environment - Thiết lập môi trường thẩm định

  • SP 1.3 Establish Validation Procedures and Criteria - Thiết lập thủ tục và tiêu chí thẩm định

SG 2 Validate Product or Product Components - Thẩm định sản phẩm

  • SP 2.1 Perform Validation - Thực hiện thẩm định

    • SP 2.2 Analyze Validation Results - Phân tích kết quả thẩm định

Thẩm định

  • Chứng minh sản phẩm đã đáp ứng được mục đích sử dụng khi đặt nó vào môi trường dự kiến

13

RSKM

Risk Management

3

Project Management

SG 1 Prepare for Risk Management - Chuẩn bị quản lý rủi ro

  • SP 1.1 Determine Risk Sources and Categories - Xác định nguồn rủi ro và phân loại

  • SP 1.2 Define Risk Parameters - Định nghĩa các tham số rủi ro

  • SP 1.3 Establish a Risk Management Strategy - Thiết lập Chiến lược quản lý rủi ro

SG 2 Identify and Analyze Risks - Chỉ định và Phân tích rủi ro

  • SP 2.1 Identify Risks - Chỉ định rủi ro

    • SP 2.2 Evaluate, Categorize, and Prioritize Risks - Đánh giá, Phân loại

SG 3 Mitigate Risks - Giảm thiểu rủi ro

  • SP 3.1 Develop Risk Mitigation Plans - Phát triển kế hoạch làm giảm rủi ro

  • SP 3.2 Implement Risk Mitigation Plans - Thực hiện kế hoạch giảm thiểu rủi ro

Quản lý rủi ro

  • Xác định các vấn đề tiềm ẩn (potential problems) trước khi chúng xảy ra

  • Hoạt động xử lý rủi ro cần được lên kế hoạch và thực hiện khi cần thiết trong suốt vòng đời của sản phẩm

  • Làm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến việc đạt được mục đích

  • Rủi ro cần được xác định và quản lý ngay từ khi bắt đầu dự án và được cập nhật thường xuyên trong khi dự án đang được tiến hành. Project manager và nhóm xem xét những gì đã xảy ra trong dự án, tình trạng hiện tại của dự án và những gì chưa xảy ra, sau đó đánh giá lại các mối nguy và cơ hội tiềm ẩn

Các yếu tố của rủi ro:

  • Khả năng xảy ra rủi ro

  • Mức độ ảnh hưởng

  • Thời gian dự kiến xảy ra trong dự án

  • Tần suất xảy ra

Phân loại rủi ro:

  • Rủi ro bên ngoài: Luật pháp, cạnh tranh, hạ tầng,…

  • Rủi ro nội bộ: nguồn lực, giao tiếp, thay đổi tiến độ/ngân sách…

  • Rủi ro kỹ thuật: thay đổi công nghệ, quy trình kỹ thuật, giao diện kỹ thuật, yêu cầu, phạm vi…

  • Rủi ro thương mại: Nhà thầu phụ, Khách hàng, sự ổn định của KH…

  • Các rủi ro không lường trước được

Quy trình QL rủi ro:

  1. Lập kế hoạch quản lý rủi ro

  2. Xác định các rủi ro

  3. Phân tích định tính rủi ro

  4. Phân tích định lượng rủi ro

  5. Lập kế hoạch ứng phó rủi ro

  6. Thực hiện ứng phó rủi ro

  7. Giám sát rủi ro

14

IPM

Integrate Product Management/Integrated Project Management

3

Project Management

SG 1 Use the Project's Defined Process - Sử dụng quy trình do dự án xác định

  • SP 1.1 Establish the Project's Defined Process - Thiết lập quy trình xác định của dự án

  • SP 1.2 Use Organizational Process Assets for Planning Project Activities - Sử dụng tài sản của quy trình tổ chức để lên kế hoạch hoạt động

  • SP 1.3 Establish the Project's Work Environment - Thiết lập môi trường làm việc của dự án

  • SP 1.4 Integrate Plans - Tích hợp kế hoạch

  • SP 1.5 Manage the Project Using the Integrated Plans - Quản lý dự án sử dụng kế hoạch tích hợp

  • SP 1.6 Contribute to the Organizational Process Assets - Đóng góp vào tài sản quy trình của tổ chức

SG 2 Coordinate and Collaborate with Relevant Stakeholders - Phối hợp và cộng tác với các bên liên quan thích hợp

  • SP 2.1 Manage Stakeholder Involvement - Quản lý sự tham gia của các bên liên quan

  • SP 2.2 Manage Dependencies - Quản lý sự phụ thuộc

  • SP 2.3 Resolve Coordination Issues - Phối hợp giải quyết các vấn đề

Quản lý dự án tích hợp

  • Thiết lập và quản lý dự án

  • Sự tham gia của các bên liên quan được quản lý theo 1 quy trình tích hợp và xác định, được điều chỉnh từ bộ quy trình chuẩn của tổ chức

Quy trình thực hiện:

  1. Xây dựng điều lệ dự án

  2. Xây dựng kế hoạch quản lý dự án

  3. Chỉ đạo và quản lý công việc dự án

  4. Theo dõi và kiểm soát công việc dự án

  5. Thực hiện kiểm soát thay đổi tích hợp

  6. Thực hiện các công việc cần thiết để các công việc được kết thúc

 

15

OPF

Organizational Process Focus

3

Process Management

SG 1 Determine Process Improvement Opportunities - Xác định cơ hội cải tiến quy trình

  • SP 1.1 Establish Organizational Process Needs - Thiết lập các nhu cầu quy trình

  • SP 1.2 Appraise(Thẩm định) the Organization's Processes - Thẩm định quy trình

  • SP 1.3 Identify the Organization's Process Improvements - Xác định quy trình phát triển

SG 2 Plan and Implement Process Improvement Activities - Lập kế hoạch và thực hiện các hành động cải tiến quy trình

  • SP 2.1 Establish Process Action Plans - Thiết lập kế hoạch hành động

  • SP 2.2 Implement Process Action Plans - Thực hiện kế hoạch

SG 3 Deploy Organizational Process Assets and Incorporate Lessons Learned - Triển khai xử lý tài sản quy trình và kết hợp các bài học kinh nghiệm

  • SP 3.1 Deploy Organizational Process Assets - Triển khai

  • SP 3.2 Deploy Standard Processes - Triển khai quy trình chuẩn

  • SP 3.3 Monitor Implementation - Theo dõi dự cải tiến

  • SP 3.4 Incorporate Process-Related Experiences into the Organizational Process Assets - Kết hợp quy trình và kinh nghiệm liên quan vào việc xử lý tài sản quy trình

Tập trung vào quy trình tổ chức

  • Lên kế hoạch và thực hiện cải tiến quy trình

  • Việc cải tiến dựa trên ưu điểm, nhược điểm và tài sản hiện tại của quy trình

16

OPD

+ IPPD

Organizational Process Definition

3

Process Management

SG 1 Establish Organizational Process Assets - Thiết lập bộ tài sản quy trình tổ chức

  • SP 1.1 Establish Standard Processes - Thiết lập quy trình chung

  • SP 1.2 Establish Life-Cycle Model Descriptions - Thiết lập các mô tả về mô hình vòng đời

  • SP 1.3 Establish Tailoring Criteria and Guidelines - Thiết lập các tiêu chí và hướng dẫn đo đạc

  • SP 1.4 Establish the Organization's Measurement Repository - Thiết lập kho lưu trữ đánh giá của tổ chức

  • SP 1.5 Establish the Organization's Process Asset Library - Thiết lập thư viện tài sản quy trình tổ chức

SG 2 Enable IPPD Management

  • SP 2.1 Establish Empowerment Mechanisms - Thiết lập cơ chế trao quyền

  • SP 2.2 Establish Rules and Guidelines for Integrated Teams - Thiết lập các điều luật và hướng dẫn cho team tích hợp

  • SP 2.3 Balance Team and Home Organization Responsibilities - Cân bằng team và trách nhiệm tổ chức

Xác định quy trình tổ chức

  • Thiết lập và duy trì một bộ tài sản quy trình tổ chức

17

OT

Organizational Traning

3

Process Management

SG 1 Establish an Organizational Training Capability Thiết lập các mức hướng dẫn

  • SP 1.1 Establish the Strategic Training Needs - Thiết lập nhu cầu đào tạo chiến lược

  • SP 1.2 Determine Which Training Needs Are the Responsibility of the Organization - Xác định nhu cầu đào tạo nào là trách nhiệm của tổ chức

  • SP 1.3 Establish an Organizational Training Tactical Plan: Thiết lập kế hoạch đào tạo chiến thuật

  • SP 1.4 Establish Training Capability - Thiết lập mức đào tạo

SG 2 Provide Necessary Training - Cung cấp đào tạo cần thiết

  • SP 2.1 Deliver Training - Đào tạo

  • SP 2.2 Establish Training Records - Thiết lập hồ sơ đào tạo

  • SP 2.3 Assess Training Effectiveness - Đánh giá hiệu quả đào tạo

Đào tạo tổ chức

  • Phát triển kỹ năng và kiến thức về những gì có thể thực hiện với vai trò của mình 1 cách hiệu quả và hiệu suất

18

DAR

Decision Analysis & Resolution

3

Support

SG 1 Evaluate Alternatives - Phân tích giải pháp thay thế

  • SP 1.1 Establish Guidelines for Decision Analysis - Thiết lập Hướng dẫn phân tích quyết định

  • SP 1.2 Establish Evaluation Criteria - Thiết lập các tiêu chí đánh giá

  • SP 1.3 Identify Alternative Solutions - Xác định các giải pháp thay thế

  • SP 1.4 Select Evaluation Methods - Chọn phương thức đánh giá

  • SP 1.5 Evaluate Alternatives - Đánh giá các giải pháp thay thế

  • SP 1.6 Select Solutions - Lựa chọn giải pháp

Phân tích quyết định và lựa chọn giải pháp

  • Phân tích các quyết định

  • Bằng cách: sử dụng 1 quy trình đánh giá chính thức và đánh giá các giải pháp thay thế dựa trên các tiêu chí đã thiết lập

19

QPM

Quantitative Project Management

4

Project Management

SG 1 Quantitatively Manage the Project - Quản lý định lượng dự án

  • SP 1.1 Establish the Project's Objectives - Thiết lập mục đích của dự án

  • SP 1.2 Compose the Defined Processes - Soạn các quy trình đã xác định

  • SP 1.3 Select the Sub-processes that Will Be Statistically Managed - Chọn quy trình con sẽ được quản lý thống kê

  • SP 1.4 Manage Project Performance - Quản lý hiệu năng dự án

SG 2 Statistically Manage Sub-process Performance - Thống kê hiệu năng của quy trình con được quản lý thống kê

  • SP 2.1 Select Measures and Analytic Techniques - Chọn biện pháp và kỹ thuật phân tích

  • SP 2.2 Apply Statistical Methods to Understand Variation - Áp dụng phương thức thống kê để hiểu biến thể

  • SP 2.3 Monitor Performance of the Selected Sub-processes - Theo dõi hiệu năng của quy trình con đã chọn

  • SP 2.4 Record Statistical Management Data - Quản lý dữ liệu thống kê

Quản lý định lượng dự án

  • Quản lý định lượng dự án để đạt được chất lượng và hiệu suất quy trình đã thiết lập

  • Mọi quy trình cần được quản lý thông qua các con số cụ thể, được thống kê và phân tích

20

OPP

Organizational Process Performance

4

Process Management

SG 1 Establish Performance Baselines and Models - Thiết lập cơ sở và mô hình thực hiện

  • SP 1.1 Select Processes - Chọn quy trình

  • SP 1.2 Establish Process Performance Measures - Thiết lập các biện pháp thực hiện quy trình

  • SP 1.3 Establish Quality and Process Performance Objectives - Thiết lập các mục đích về Chất lương và Hiệu quả quy trình

  • SP 1.4 Establish Process Performance Baselines - Thiết lập Hiệu suất quy trình cơ sở

  • SP 1.5 Establish Process Performance Models - Thiết lập mô hình Hiệu suất quy trình

Quản lý hiệu suất quy trình

  • Thiết lập và duy trì hiểu biết định lượng về việc thực hiện quy trình chuẩn nhằm hỗ trợ các mục tiêu về chất lượng và hiệu năng quy trình

  • Cung cấp dữ liệu thực hiện, cơ sở và mô hình quản lý định lượng dự án

21

CAR

Causal Annalysis and Resolution

5

Support

SG1: Determine Causes of Defect: Xác định nguyên nhân của lỗi

  • SP1.1: Select Defect Data for Analysis - Chọn dữ liệu lỗi cho quá trình phân tích

  • SP1.2: Analysis Causes - Phân tích nguyên nhân

SG2: Address Causes of Defects - Giải quyết các nguyên nhân gây ra lỗi

  • SP2.1: Implement the Action Proposals - Thực hiện các hành động đề xuất

  • SP2.2: Evaluate the Effect of Changes - Đánh giá hiệu quả thay đổi

  • SP2.3: Record Data - Ghi lại dữ liệu

Phân tích nguyên nhân và lựa chọn giải pháp

  • Đưa ra và định nghĩa các nguyên nhân phổ biến của các vấn đề

  • Đưa ra hành động, biện pháp để ngăn chặn các vấn đề trên trong tương lai

22

OPM

Organizational Innovation and Deployment

Organizational Performance Management

5

Process Management

SG1: Select Improvement - Lựa chọn cải tiến

  • SP 1.1 Collect and Analyze Improvement Proposals - Thu thập và phân tích các đề xuất cải tiến

  • SP 1.2 Identify and Analyze Innovations - Định nghĩa và phân tích sự đổi mới

  • SP 1.3 Pilot Improvements - Cải tiến thí điểm

  • SP 1.4 Select Improvements for Deployment - Lựa chọn cải tiến để triển khai

SG2: Deploy Improvements - Triển khai cải tiến

  • SP 2.1 Plan the Deployment areas - Lên kế hoạch các khu vực triển khai

  • SP 2.2 Manage the Deployment - Quản lý việc triển khai

  • SP 2.3 Measure Improvement Effects - Đo lường hiệu quả cải tiến

Tổ chức triển khai và đổi mới/ Quản lý hiệu quả quá trình

  • Chọn và triển khai từng bước cải tiến và sáng tạo nhằm nâng cao quy trình và công nghệ

  • Giúp cải tiến chất lượng và hiệu quả quy trình xuất phát từ tiêu kinh doanh của doanh nghiệp